Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cách nấu mì nước gà cà ri cá bổ sung năng lượng trong mùa lạnh

Với món mì nước Cà ri cá rất thích hợp trong mùa lạnh ,bổ sung năng lượng cho cơ thể. Cách nấu mì tuyệt đỉnh với những nguyên liệu giàu năng lượng như cá chẻm phi lê, nước cốt dừa, người dùng  sẽ cảm thấy ấm áp hơn với món ăn nóng hổi thơm lừng này. Sự  khéo léo  kết hợp Mì Không Chiên Nissin Tôm chua cay với mùi thơm, vị béo nhẹ của nước cốt dừa cùng với hương thơm bất ngờ của nhánh rau quế, chắc rằng người thưởng thức sẽ không dừng lại ở một tô mì mà còn muốn thêm tô nữa, tô nữa!!! Món mì nước cà ri  này ăn cung cấp khoảng 1429 Kcal cho 2 phần ăn.


cách nấu mì nước gà cà ri cá
Mì gà cà ri cá



Công thức 

- 100g cá chẻm phi lê
- 100g dừa nạo
- 2 gói mì Nissin tôm chua cay tinh túy (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 1 nhánh rau quế
- 1 cây sả
- 1 trái cà tím
- ½ củ hành tây
- 30g bột cà ri
- Hành, ngò, ngò gai
- Hạt nêm, ớt sừng
- Dầu thực vật

Hướng dẫn nấu mì

1/ Cá chẻm phi lê ướp cà ri và ½ gói gia vị súp. Dừa nạo vắt lấy 800ml nước cốt dừa. Hành tây xắt múi, cà tím xắt vừa ăn. Sả cây đập dập, xắt khúc ngắn. Rau quế nhặt lấy lá, ớt sừng xắt khoanh.
2/ Phi đầu hành cho thơm, cho sả cây vào xào thơm. Trút cá vào xốc cho săn sau đó trút cá ra. Tiếp tục cho cà tím, hành tây vào, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm.
3/ Cho 800ml nước cốt dừa vào, nấu sôi. Cho cá và các gói gia vị còn lại vào.
4/ Cho mì ra tô, trút cà ri vào. Đậy nắp chờ 3 phút sau đó mở nắp ra cho rau quế vào, trộn đều mì là dùng được.

Mẹo nhà bếp

(*) Không nấu nước cốt dừa lâu sẽ tạo vị gắt, khó chịu.
Theo : Bí quyết nấu mì của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Trung Quốc sản xuất chế biến mì hộp không hợp vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt

Hôm 8/8 vừa qua Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện một số chất huỳnh quang trong  một số bao bì mì ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn của quốc tế gây ngộ độc thực phẩm




công thức nấu mì


Các sản phẩm mì ăn liền như mì bắp cải Tongyi,  và mỳ sườn lợn Jin Mailang… 
Cách tốt nhất chỉ nên dùng các thương hiệu mì từ Nhật Bản uy tín quốc tế cao như mì xào Nissin , Mì Hàn Quốc .....


Trong một cuộc kiểm tra nhẫu nhiên kéo dài ba tháng, hiệp hội tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy, lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép.

Ông Dong Jinshi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế, chỉ ra rằng, một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí trong cách chế biến mì  không vệ sinh của họ 

Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
Hiệp hội cũng yêu cầu các cơ quan chức năng và các ban ngành liên quan đưa ra yêu cầu rõ ràng và cụ thể đối với việc sử dụng những loại vật liệu có chứa chất huỳnh quang trong đóng gói bao bì thực phẩm.

Theo :  cẩm nang sức khỏe

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Chế biến mì ăn liền sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn

Thường thì chúng ta ăn đến mì gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, nấu mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Nấu mì bằng cách cho mì vào nước sôi, cho gia vị vào rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn 

nấu mì sai cách sẽ có hại cho sức khỏe
Bỏ nước sôi trực tiếp vào mì rồi ăn ngay sẽ gây hại cho cơ thể


Tuy nhiên cách  đó là SAI cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mì ăn liền chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Thứ nữa là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

Mặt tốt của mì ăn liền như rẻ tiền, tiện dụng, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian... thì ai cũng rõ nhưng ít người biết đây là một loại thức ăn không lợi mấy về mặt sức khỏe ?

Sau đây là từng bước chế biến mì ăn liền ĐÚNG cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:
  1. Đun sôi cọng mì trong nồi nước sôi chứ không nên đổ nước vào tô rồi ăn ngay
  2. Đến khi các cọng mì bắt đầu rời nhau, cọng mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
  3. Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
  4. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
  5. Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
Xem thêm hướng dẫn các cách chế biến mì tạo ra những món ăn mì xào lạ mắt ngon miệng hơn với chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Diệu Thảo 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Cách chế biến mì nước : Mì bò cải bẹ xanh

Thịt bò là nguyên liệu bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Cải xanh có tính “hàn” giúp giải nhiệt, thanh mát, gừng có tính “ấm” nóng. Kết hợp món mì bò cải bẹ xanh cùng với Mì Không Chiên Nissin Bò sốt tiêu cay tạo thành một món ăn cân bằng “âm, dương”. Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt tốt cho đối tượng lao động căng thẳng, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức lực sau những đợt cảm lạnh hoặc mệt mỏi do thời tiết thay đổi bất thường. Món ăn ít béo, dễ tiêu hóa, cung cấp khoảng 1942 Kcal cho 2 phần ăn.

Hướng dẫn nấu mì bò cải bẹ rau xanh kết hợp mì Nissin
Hình : Hướng dẫn nấu mì bò cả bẹ rau xanh 


Công thức chế biến mì

- 100g thịt bò mềm
- 100g cải bẹ xanh
- 2 gói mì Nissin bò sốt tiêu cay (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 20g tương đen
- 10g tương đỏ
- 10g sa tế
- 10g gừng

Hướng dẫn nấu mì 

1/ Thịt bò xắt lát mỏng, cải bẹ xanh xắt khúc, gừng xắt sợi.
2/ Cho 800ml nước vào, nấu sôi. Cho gừng xắt sợi, sa tế, tương đen, tương đỏ và các gói gia vị vào.
3/ Cho cải bẹ xanh vào nấu sôi, vớt ra tô. Tiếp tục nấu nhúng thịt bò vào cho vừa chín tái.
4/ Cho mì ra tô, cho cải bẹ xanh, thịt bò và nước súp vào tô. Đậy nắp chờ 3 phút, mở nắp ra trộn đều mì là dùng được.

Mẹo nhà bếp

(*) Cho cải bẹ xanh vào vừa sôi, vớt ra tô ngay giúp cải vừa chín tới, giữ độ giòn.
Theo  :  Hướng dẫn nấu mì của đầu bếp nổi tiếng Diệu Thảo 

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang cạnh tranh giành thị phần


Cuộc cạnh tranh đang dành cho các thương hiệu nội
Mỳ Miliket ba tôm, bốn tôm của cty thực phẩm Vifon đựng trong gói giấy "xi măng" với hình ảnh những con tôm đỏ ra đời từ những năm 90 được xem là hiện tượng của ngành công nghệ thực phẩm. Chưa thật bắt mắt về hình thức, hương vị chẳng có gì... ngoài một gói bột canh, vậy mà, Miliket đứng vững trong suốt gần 1 thập kỷ trên thị trường miền Bắc, bất chấp các mẫu mã mới, hình thức bắt mắt hơn liên tục được giới thiệu đến người tiêu dùng.

Thị trường mì ăn liền Việt Nam Nissin đang cạnh tranh với hảo hảo , gấu đỏ , miliket
Một mẫu gói Mì ăn liền Nissin có tiếng đến từ Nhật Bản đã xuất hiện tại Việt Nam
Lần đầu tiên Nissin cho ra đời công thức nấu mì gia truyền nổi tiếng




Đánh đúng tâm lý người tiêu dùng
Giải mã cho sự thành công này, ông Bùi Khánh Dũng - Giám đốc Trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường của Investconsult Group chỉ đưa ra nhận định ngắn gọn: "Có thể thời gian đó, thị trường không có nhiều lựa chọn nhưng tôi cho rằng, mấu chốt là không phải như vậy. Miliket tìm hiểu và đánh trúng tâm lý tiêu dùng của người miền Bắc. Người tiêu dùng chấp nhận, ủng hộ nên thắng thế là chuyện đương nhiên".

Miliket chỉ chịu nhường thị phần khi Hảo Hảo của liên doanh Vina Acecook xuất hiện vào đầu năm 2003. Chất lượng được đánh giá ngang ngửa (sợi mỳ dai, hương vị đậm đà); giá cả một chín, một mười (hai sản phẩm chỉ chênh nhau từ 100 - 200 đ/gói) nhưng hình thức đẹp và hương vị đa dạng đã giúp thương hiệu Hảo Hảo ghi điểm.

Xác định phân khúc thị trường để có định hướng kinh doanh, chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp là sự lựa chọn đúng đắn mà sự thành công của Miliket và Hảo Hảo là những điển hình.
Công nghệ lăng xê có làm nên chuyện ?

VN là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất Châu Á. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 50 DN tham gia thị trường với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Trong đó, chủ yếu là DN VN với những cái tên như Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President... chiếm lĩnh tới hơn 90% thị phần với 5 tỷ gói/năm. Số thị phần nhỏ còn lại đang được chia đều cho hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi.

Cuộc cạnh tranh đang dành cho các thương hiệu nội nhưng mức độ lại quyết liệt hơn. Các DN hiện đang sử dụng công nghệ lăngxê như một thứ công cụ... định hướng khẩu vị sau khi đã cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng. Nhãn hiệu Omachi của Massan "nổ phát súng" đầu tiên. Để làm sợi mì thuần từ khoai tây thực chất là một thách thức với nhà sản xuất về vấn đề giá thành. Dường như ai cũng hiểu điều này nhưng với việc chuyển tải một thông điệp rất thiết thực "không sợ nóng" trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về việc ăn mỳ nhiều có thể gây nóng "bụng" thì đó là một lựa chọn chiến lược xuất sắc của Omachi. Tương tự như vậy với mỳ Tiến Vua. Sản phẩm non trẻ này không có nhiều đột biến về mẫu mã, hương vị tương đồng như các sản phẩm khác. Sự vượt trội có được nhờ biết chọn đúng "điểm rơi". Với sự hậu thuẫn của một ngân sách truyền thông không phải là nhỏ, tuyên bố mỳ "không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần", không ảnh hưởng đến sức khỏe đã khiến Tiến Vua trở nên nổi bật, được nhiều người tiêu dùng tại các thành phố lớn để mắt tới trong khi các nhãn hiệu cùng thời khá chìm.

Khác với trước đây, nhu cầu thưởng thức hiện nay không chỉ để no mà phải ngon và có lợi cho sức khỏe. Song một bài học lớn được rút ra ở đây là cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp đến mấy nhưng nếu không có chiến lược PR bài bản ngay từ đầu thì cạnh tranh sẽ rất chật vật. Hơn nữa, thời thế thay đổi cũng buộc DN phải có sự thích ứng nhanh nhạy.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Cách chế biến mì : gà quay chiên trứng

Món mì gà quay chiên trứng thực hiện từ Mì Không Chiên Nissin Gà rau răm. Món ăn dường như mới lạ ngay cả cái tên cũng như cách chế biến. Những miếng gà quay như hòa quyện vào những cọng mì mềm, mướt và trứng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác thú vị như đang được thưởng thức một bản hòa tấu tươi mới. Món ăn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vì có đủ các thành phần chính như tinh bột, chất đạm, chất xơ. Món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Tại sao các bạn không thử chế biến ngay?
Cách chế biến mì \

Hình : Cách nấu mì xào gà quay chiên trứng


Công thức nấu mì

- 2 gói mì gà rau răm (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 1 miếng gà quay
- 2 trứng gà
- Hành lá, ngò rí
- 100g đu đủ bào
- 1/2 củ cà rốt
- Nước tương, giấm, tương ớt, ớt bằm, ngò rí

Hướng dẫn nấu mì

- Gà quay xắt miếng mỏng. Mì trụng 3 phút với 2 gói gia vị khô, vớt ra để ráo. Cà rốt bào sợi, trộn chung với đu đủ.
- Đánh trứng gà cho tan, hòa chung với 2 gói gia vị súp.
- Chảo dầu nóng cho mì vào áp chảo với gà và hành lá. Chiên lửa nhỏ cho vàng đều hai mặt.
- Vớt ra mì ra để ráo dầu, cho ra dĩa, trang trí với ngò rí.
- Pha nước tương, tương ớt, ớt bằm và giấm. Dùng chung với đu đủ bào và cà rốt xắt sợi. Trang trí với ngò rí.

Nguồn : http://nissinfoods.com.vn

Hướng dẫn nấu mì tôm nấu sả cây

Cây sả được xem là một bài thuốc hay trị những bệnh như sát khuẩn, hạ khí, chống viêm, tiêu đờm, ngoài ra sả còn là một loại gia vị tạo mùi thơm được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến món ăn. Việc kết hợp giữa Mì Không Chiên Nissin Tôm chua cay tinh túy, tôm, sả, chanh tạo ra một món ăn vừa thích hợp cho cả mùa nóng và mùa lạnh. Những ngày trời lạnh với một tô mì thơm nồng vị sả sẽ khiến cơ thể cảm thấy ấm áp một cách dễ chịu. Ngược lại, vị chua từ chanh sẽ góp phần xua đi cái oi bức của những ngày hè


cách chế biến mì nước


Cách chế biến mì nước :mì nấu tôm sả cây

Nguyên liệu

- 80g tôm đông lạnh bóc vỏ
- 2 gói mì Nissin tôm chua cay tinh túy (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 2 lát chanh tươi
- 1 cây sả
- 2 trái ớt hiểm
- Ngò gai, salad, ngò rí

Thực hiện

- Tôm đông lạnh rã đông, ngò gai xắt nhỏ, 1/2 cây sả xắt lát xéo, còn lại đập dập.
- Phi đầu hành cho thơm, cho tôm vào xào săn, với sả đập dập cùng 2 trái ớt hiểm. Cho 1 gói gia vị súp vào xào chung.
- Cho 800ml nước vào, nấu sôi. Cho các gói gia vị còn lại vào.
- Cho mì ra 2 tô, cho ngò gai vào tô. Chế nước đều vào 2 tô. Đậy nắp chờ 3 phút, mở nắp ra trộn đều mì là dùng được.
- Trang trí thêm 1 lát chanh tươi, ớt sừng hoặc vắt thêm chanh vào tùy ý thích.

Mẹo nhà bếp

(*) Chỉ vắt chanh vào mì ở giai đoạn cuối, không vắt vào trong quá trình nấu dễ gây vị đắng cho món ăn.

theo :  hướng dẫn nấu mì của đầu bếp nổi tiếng Diệu Thảo