Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm nang sức khỏe ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm nang sức khỏe ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Những món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé khi bé bị ốm


Khi con trẻ bị ốm thì cách chăm sóc trẻ cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.


soup gà món ăn dinh dưỡng cho bé khi bé bị ốm
Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé mắc cảm lạnh và viêm họng


Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé là món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé tốt nhất. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.

Soup cà chua với sữa
Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.
Nước ép táo ấm
Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.
Nước chanh tươi
Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.
Nước cam gừng
Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam.

THEO website : dinh dưỡng cho trẻ 


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Trung Quốc sản xuất chế biến mì hộp không hợp vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt

Hôm 8/8 vừa qua Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện một số chất huỳnh quang trong  một số bao bì mì ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn của quốc tế gây ngộ độc thực phẩm




công thức nấu mì


Các sản phẩm mì ăn liền như mì bắp cải Tongyi,  và mỳ sườn lợn Jin Mailang… 
Cách tốt nhất chỉ nên dùng các thương hiệu mì từ Nhật Bản uy tín quốc tế cao như mì xào Nissin , Mì Hàn Quốc .....


Trong một cuộc kiểm tra nhẫu nhiên kéo dài ba tháng, hiệp hội tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy, lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép.

Ông Dong Jinshi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế, chỉ ra rằng, một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí trong cách chế biến mì  không vệ sinh của họ 

Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
Hiệp hội cũng yêu cầu các cơ quan chức năng và các ban ngành liên quan đưa ra yêu cầu rõ ràng và cụ thể đối với việc sử dụng những loại vật liệu có chứa chất huỳnh quang trong đóng gói bao bì thực phẩm.

Theo :  cẩm nang sức khỏe

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Chế biến mì ăn liền sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn

Thường thì chúng ta ăn đến mì gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, nấu mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Nấu mì bằng cách cho mì vào nước sôi, cho gia vị vào rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn 

nấu mì sai cách sẽ có hại cho sức khỏe
Bỏ nước sôi trực tiếp vào mì rồi ăn ngay sẽ gây hại cho cơ thể


Tuy nhiên cách  đó là SAI cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mì ăn liền chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

Thứ nữa là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

Mặt tốt của mì ăn liền như rẻ tiền, tiện dụng, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian... thì ai cũng rõ nhưng ít người biết đây là một loại thức ăn không lợi mấy về mặt sức khỏe ?

Sau đây là từng bước chế biến mì ăn liền ĐÚNG cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:
  1. Đun sôi cọng mì trong nồi nước sôi chứ không nên đổ nước vào tô rồi ăn ngay
  2. Đến khi các cọng mì bắt đầu rời nhau, cọng mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
  3. Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
  4. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
  5. Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm
Xem thêm hướng dẫn các cách chế biến mì tạo ra những món ăn mì xào lạ mắt ngon miệng hơn với chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Diệu Thảo 

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Lợi ích từ một số gia vị cay

Không chỉ có ớt mà quế, đinh hương, tỏi, gừng đều là những loại gia vị cay cho món ăn của bạn thêm hấp dẫn và rất tốt cho sức khỏe.


Ớt bột

Có tác dụng loại bỏ các cơn đau khớp . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất capsaicin có trong ớt bột có hiệu quả chống lại sưng viêm, do vậy đây sẽ là lựa chọn tốt để xóa bỏ cơn đau và vết sưng ở những bệnh nhân thấp khớp.

Chế biến mì với ớt
Ớt trị thấp khớp 


Quế
Có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường týp 2 và bệnh tim. Một nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 1 nửa thìa trà bột quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cholesterol xấu và hàm lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô động vật).

quế chữa bệnh
Quế trị bệnh tiểu đường


Tỏi
Bảo vệ sức khỏe của tim. Ăn tỏi có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol và khoảng 10% hàm lượng triglyceride.

Đinh hương
Tinh dầu đinh hương là phương thuốc chữa trị đau răng, đồng thời với đặc tính khử trùng đây sẽ là một loại nước súc miệng hiệu quả. Thành phần chính trong loại dầu này là eugenol, một hoạt chất chống viêm có thể xóa tan cơn đau liên quan đến chứng thấp khớp.

Ngoài ra đây là gia vị có tính nóng có khả năng giảm các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như chứng khó tiêu.

đinh hương chữa bệnh
Đinh hương trị đau răng


Gừng
Gừng có chứa chất chống oxi hóa, đồng thời giúp hệ tiêu hóa giảm triệu chứng khó tiêu và đầy hơi. Ngoài ra, đây cũng là phương thức trị liệu cho chứng buồn nôn khó chịu khi say tàu xe hoặc mang thai.

Các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn của mì ăn liền

Mì ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại vì sự tiện lợi và nhanh chóng của nó nhưng kèm theo đó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng , tim mạch .... vì chất phụ gia không đảm bảo sức khỏe của nó nếu bạn dùng nhiều


Mì xào mì nước mì ăn liền có thể gây ung thư
Ăn nhiều mì ăn liền có thể gây ung thư

Các  cách chế biến mì , cách nấu mì ăn liền  hiện nay như mì xàomì nước thường được phổ biến nhiều hơn 

Thiếu dinh dưỡng

Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. 

Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị  mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. 

Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hư thận, hại xương

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Dị ứng

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.